[Giải đáp] Đi xe không có gương chiếu hậu phạt bao nhiêu? Xử lý thế nào?

Kể từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cho đến nay thì gương chiếu hậu là một điều kiện tham gia giao thông đường bộ kể cả xe máy hay ô tô. Và nhiều người hiện nay không hiểu rõ về quy định này và không chuẩn bị đầy đủ gương khi tham gia giao thông dẫn đến bị xử phạt. Vậy bạn đã biết xe không gương phạt bao nhiêu không? Và một số vấn đề liên quan đến gương chiếu hậu sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

I. Quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của phương tiện giao thông

Đầu tiên để biết về quy định của pháp luật của xe không gương phạt bao nhiêu chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy định của pháp luật về điều kiện tham gia giao thông đường bộ của một số phương tiện hiện nay nhé!
Theo như quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì các phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần chú ý tới các điều kiện sau:

Khi tham gia giao thông cần hiểu rõ về quy định về điều kiện phương tiện tham gia
Với xe cơ giới:
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

(Trích từ điều 53 của Luật Giao thông đường bộ 2008)

Quy chuẩn về gương chiếu hậu của các phương tiện

Đối với xe máy thì theo như quy định phải có ít nhất một gương chiếu hậu bên trái của người lái còn đối với xe ô tô thì bắt buộc phải có 2 gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái xe.

Gương chiếu hậu nếu có phải đạt chuẩn mới được!
Và gương chiếu hậu được lắp trên các phương tiện phải đáp ứng được các yêu cầu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28 : 2010/BGTVT:
  • Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh dễ dàng tại vị trí lái và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50m về phía bên phải và bên trái.
  • Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
  • Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.

II. Quy định xử phạt lỗi xe không gương

Xe không có gương phạt bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều bạn đặt ra khi tham gia phương tiện giao thông đường bộ. Và lỗi xử phạt đối với xe không gương thì quy định ở xe máy và xe ô tô là khác nhau:

1. Đối với xe máy

Xe máy cần có ít nhất 1 gương chiếu hậu khi tham gia giao thông!
Đối với xe máy khi tham gia giao thông đường bộ cần phải đảm bảo ít nhất 1 gương chiếu hậu ở phía tay trái của người điều khiển xe máy. Còn nếu khi người tham gia giao thông bằng xe máy không đáp ứng được điều kiện trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”.

2. Đối với xe ô tô

Xe ô tô cần đầy đủ 2 gương khi tham gia giao thông đường bộ

Đối với ô tô khi tham gia giao thông đường bộ thì theo quy định bắt buộc phải có 2 gương ở bên trái và bên phải của người lái xe. Còn nếu khi tham gia giao thông không đáp ứng được điều kiện trên thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;”.

III. Một số vấn đề liên quan đến xe không gương

1. Lỗi xe không gương có bị dừng xe không?

Theo như quy định của Bộ Công An ban hành Thông tư 65/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2020 về quy định nhiệm vụ, quyền hạn hình thức và nội dung kiểm tra và xử phạt xử lý đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì bạn sẽ bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe để kiểm tra xử phạt về lỗi xe không gương hay gương không đúng quy định!

2. Xe không gương có bị giữ xe?

Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm cụ thể có thể thấy được rằng không có quy định về việc giữ xe với phương tiện không gương. tuy nhiên để bị giữ xe bạn có thể sẽ phạm phải các lỗi khác mà khi cảnh sát giao thông kiểm tra trùng khớp với quy định đưa ra.

3. Xe đi không gương chiếu hậu có bị tước giấy phép lái xe?

Xe không gương khi tham gia giao thông thì không bị tước giấy phép lái xe!
Hiện nay theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì lỗi không gương hiện tại chỉ bị xử phạt về tiền, chứ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Thế nhưng để không bị tịch thu giấy phép lái xe bạn nên hiểu rõ về quy định tịch thu giấy phép lái xe đó là các lỗi:
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông hay còn gọi là vượt đèn đỏ, đèn vàng ngoại trừ trường hợp Đèn tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ.
  • Đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định hay còn gọi là đi sai làn đường.
  • Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
  • Đi vào đường có biển báo cấm phương tiện đang điều khiển.
  • Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe.
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ.

4. Xe đạp điện không có gương có bị xử phạt không?

Theo như quy định đưa ra thì xe đạp điện không được coi là xe gắn máy mà là xe thô sơ nên sẽ không áp dụng hình thức xử phạt theo quy định có trong điều luật được đưa ra.

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp về xe không gương phạt bao nhiêu mà nhiều bạn thắc mắc khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.  Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đến các bạn. Hãy cập nhật những quy định về giao thông đường bộ để không bị xử phạt nha! Nếu bạn thấy bài viết này hay hãy chia sẻ nó cho mọi người cùng biết tới nhé!